PHƯƠNG HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2025 - Quy hoạch phát triển Trường Cao đẳng Công Thương Phú Thọ phải phù hợp với quy hoạch chung nhất là quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của ngành công thương, của địa phương, của Bộ Công Thương nhằm đào tạo nhân lực có chất lượng cao cho ngành công thương, cho địa phương và các tỉnh trong khu vực giai đoạn 2015 - 2025. - Xây dựng Trường Cao đẳng Công Thương Phú Thọ có cơ sở vật chất đồng bộ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Mở rộng quy mô đào tạo đi đôi với phát triển, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên gắn với cơ cấu ngành nghề đào tạo hợp lý, đảm bảo chất lượng đào tạo. Phát triển Trường thành trung tâm đào tạo có chất lượng cao, có thương hiệu, uy tín trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. - Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư, nâng cao khả năng tự chủ tài chính của trường. Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng, phát triển Trường Cao đẳng Công Thương Phú Thọ thành trường đào tạo đa cấp, đa ngành. Đào tạo nhân lực có trình độ, chất lượng cao cung cấp cho ngành công thương, tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xác định một số ngành đào tạo trọng điểm nhằm xây dựng thương hiệu của Trường. Phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt các tiêu chí kiểm định chất lượng quốc gia, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, tay nghề, trình độ sư phạm, trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, chương trình, giáo trình đào tạo tiên tiến, tiếp cận được với yêu cầu đào tạo nghề trong nước và khu vực. - Phát triển quy mô đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp đến năm 2020 khoảng 1.650 học sinh sinh viên và từ 30 nghề đào tạo (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp) trở lên. Đến năm 2025 có quy mô đào tạo ổn định 1.800 học sinh sinh viên. - Phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa vào năm 2020. Trong đó giáo viên có trình độ tiến sỹ đạt 5%, thạc sỹ 40% vào năm 2016; 6% tiến sỹ, 44% thạc sỹ vào năm 2020; 10% tiến sỹ, 50% thạc sỹ vào năm 2025. 2.1. Quy mô đào tạo và ngành nghề đào tạo * Quy mô đào tạo: - Giai đoạn 2015 - 2020: Từ 1.100 đến 1.650 HSSV - Giai đoạn 2021 - 2025: Từ 1.650 đến 1.800 HSSV * Các ngành nghề đào tạo: Nhu cầu đào tạo của vùng là rất lớn, đa dạng và phong phú, phát triển ngành nghề phải đáp ứng nhu cầu đào tạo và tập trung vào các lĩnh vực sau: - Lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ: Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy, Kiểm nghiệm bột giấy và giấy, Điện dân dụng, Điện công nghiệp, Đo lường điện, Kỹ thuật lắp đặt và điều khiển trong công nghiệp, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, Hàn, Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí, Thương mại điện tử, Thiết kế đồ họa, Xử lý nước thải, May công nghiệp. - Lĩnh vực kinh tế: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ; Kế toán doanh nghiệp. 2.2. Tổ chức, nhân sự Căn cứ tỷ lệ giáo viên/học sinh quy định cho các cấp đào tạo dự kiến nhu cầu giáo viên như sau: * Giai đoạn 2015 - 2020: Năm | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Nhu cầu giáo viên | 50 | 55 | 62 | 68 | 75 | 80 | * Giai đoạn 2021 - 2025: Năm | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | Nhu cầu giáo viên | 83 | 87 | 92 | 96 | 100 | Yêu cầu về trình độ giáo viên: Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy cao đẳng nghề, trung cấp nghề phải có trình độ từ đại học trở lên; 100% giáo viên đạt chuẩn về kỹ năng nghề, trình độ sư phạm dạy nghề, tin học, ngoại ngữ; phấn đấu tất cả các ngành nghề đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề đều có giáo viên có trình độ thạc sĩ và đến năm 2025 tỉ lệ giáo viên có trình độ tiến sỹ, thạc sĩ đạt 60%. Tỉ lệ giáo viên có trình độ ngoại ngữ từ 300 điểm TOIEC trở lên đạt 30%, trong đó giáo viên có trình độ ngoại ngữ từ 550 điểm TOIEC trở lên đạt 15%. 2.3. Chương trình, giáo trình, học liệu * Về chương trình dạy nghề: - Phát triển chương trình, ngành nghề đào tạo căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng, nhu cầu và đối tượng người học. Chương trình dạy nghề được xây dựng ở cả 3 trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. - Căn cứ vào nhu cầu đào tạo trình độ cao trong nhiều lĩnh vực và nhu cầu chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, Nhà trường sẽ triển khai chương trình dạy nghề cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Tập trung xây dựng đầy đủ và cập nhật thường xuyên chương trình dạy nghề cho tất cả các nghề trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực tiễn phát triển khoa học công nghệ mới. * Phát triển dạy nghề trung cấp và cao đẳng: Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo cho các nghề trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp hiện có. Xác định các nghề cần mở mới, các nghề đào tạo trình độ cao đẳng; bổ sung đội ngũ giáo viên; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo cho các nghề mới mở. * Phát triển chương trình bồi dưỡng thường xuyên: Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên trước hết gắn kết với chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thi nâng ngạch, nâng bậc; cấp chứng chỉ các lĩnh vực; cung cấp dịch vụ đào tạo cho các chương trình, dự án, các tổ chức, cá nhân. * Biên soạn mới, chỉnh sửa giáo trình đào tạo: Thực hiện đồng bộ việc biên soạn lại và biên soạn mới giáo trình cho các môn học, mô đun chuyên môn cho tất cả các nghề học để phù hợp với chương trình đào tạo trên cơ sở những tài liệu chuyên môn do giáo viên biên soạn, các nhà xuất bản trong và ngoài nước ban hành để bổ sung kịp thời các kiến thức mới đáp ứng sự phát triển không ngừng của khoa học, kỹ thuật và thực tiễn sản xuất. 2.4. Cơ sở vật chất Xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn và hiện đại đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả và quy mô đào tạo. Phấn đấu đến năm 2020 cơ sở vật chất đáp ứng được quy mô đào tạo 1.650 HSSV, đến năm 2025 đáp ứng được quy mô 1.800 HSSV. Để đáp ứng yêu cầu về quy mô đào tạo tăng gấp 1,8 lần hiện nay vào năm 2025 đặt ra yêu cầu cần đầu tư phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất, cụ thể như sau: * Yêu cầu đầu tư xây dựng mới - Xây dựng 03 nhà học lý thuyết và thực hành với tổng diện tích sử dụng:5.130 m2 sàn - Xây dựng nhà ăn - nhà ở công vụ với diện tích sử dụng: 1.155 m2 sàn
- Xây dựng nhà giáo dục thể chất với diện tích sử dụng: 640 m2 sàn - Xây dựng nhà để xe giáo viên với diện tích sử dụng : 150 m2 - Xây dựng nhà để xe sinh viên với diện tích sử dụng : 260 m2 * Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các hạng mục công trình bị hư hỏng, xuống cấp - Tổ chức triển khai công tác quản lý tài chính đúng quy định của Nhà nước, hiệu quả. Phân bổ hợp lý các nguồn lực tài chính để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung công tác, các nhiệm vụ của nhà trường. - Đảm bảo tổ chức đào tạo có chất lượng tốt, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. - Đảm bảo triển khai nghiên cứu khoa học - ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ có hiệu quả. - Đầu tư phát triển về cơ sở vật chất - trang thiết bị đảm bảo đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học - ứng dụng công nghệ. - Đảm bảo đời sống vất chất, tinh thần của cán bộ, giáo viên, nhân viên; đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên về mọi mặt. - Đảm bảo phục vụ công tác quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học quản lý để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý. - Có tích lũy tài chính để đầu tư phát triển hoạt động sự nghiệp. - Phát triển quy mô đào tạo gắn với mô hình xây dựng tổ chức nhà trường hợp lý, hiệu quả. Chú trọng phát huy những lĩnh vực đào tạo mang tính truyền thống của nhà trường, đồng thời phát triển đào tạo các ngành mà nguồn nhân lực của xã hội đang có nhu cầu. Nâng cao chất lượng đào tạo và chú trọng kỹ năng thực hành của học sinh sinh viên. Xây dựng hệ thống các qui định, qui chế về đảm bảo chất lượng, hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng. Tăng cường đồng bộ các biện pháp đảm bảo chất lượng bao gồm cải tiến cấu trúc chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy đủ sức quản lý, điều hành để phát triển các nhóm ngành đào tạo nhân lực trọng điểm. - Phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt các tiêu chí kiểm định chất lượng quốc gia. Thực hiện thường xuyên tự kiểm định chất lượng dạy nghề, đánh giá và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy nghề của nhà trường. Xây dựng kịp thời kế hoạch và các biện pháp khắc phục yếu kém nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng mục tiêu dạy nghề đã đề ra. - Tăng cường giáo dục nhân cách cho học sinh sinh viên, tăng cường hoạt động của đoàn thể và khả năng hợp tác trong học tập của học sinh sinh viên. Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ học sinh sinh viên. - Tập trung nghiên cứu khoa học vào các lĩnh vực phục vụ sản xuất công nghiệp, nâng cao công tác quản lý, chất lượng đào tạo, hiệu quả giảng dạy. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học để có thể chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cho doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy. - Tăng cường nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng của bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. - Tích cực, chủ động đẩy mạnh và mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo, từng bước khẳng định vị thế phát triển của nhà trường trong nước và trong khu vực. - Tập trung các lĩnh vực như đào tạo giáo viên, nghiên cứu đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, liên kết đào tạo các chuyên ngành xã hội cần nhưng đang thiếu, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống. - Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư để thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài, tranh thủ các nguồn vốn từ nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của cán bộ, giáo viên. Đồng thời hợp đồng cung cấp nhân lực trình độ cao cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh và các khu chế xuất, khu công nghệ cao của địa phương và các tỉnh lân cận.
|